From CREATE to DESIGN

Welcome to K1B-TKDH's forum
"From CREATE to DESIGN"

Join the forum, it's quick and easy

From CREATE to DESIGN

Welcome to K1B-TKDH's forum
"From CREATE to DESIGN"

From CREATE to DESIGN

Bạn có muốn phản ứng với tin nhắn này? Vui lòng đăng ký diễn đàn trong một vài cú nhấp chuột hoặc đăng nhập để tiếp tục.
From CREATE to DESIGN

ĐH Sư Phạm Nghệ Thuật TW -K1bTKĐH


    Những yếu tố không thể thiếu trong thiết kế đồ họa

    Admin
    Admin
    Admin


    Tổng số bài gửi : 101
    Join date : 14/11/2011
    Age : 32
    Đến từ : Hà Nội

    Những yếu tố không thể thiếu trong thiết kế đồ họa Empty Những yếu tố không thể thiếu trong thiết kế đồ họa

    Bài gửi by Admin Sat Mar 03, 2012 12:51 am


    Văn hoá nghệ thuật là một lĩnh vực rộng lớn, phong phú, phản ánh thái độ tình cảm của con người đối với cuộc sống, với thiên nhiên. Ở mỗi ngành nghệ thuật có một ngôn ngữ đặc trưng riêng của mình. Trong âm nhạc ngôn ngữ tạo hình là giai điệu, thanh âm. Trong thi ca ngôn ngữ là vần điệu, cấu tứ. Đối với nghệ thuật múa, ngôn ngữ là vẻ đẹp của chuyển động hình thể. Đồ hoạ cũng như các ngành văn hoá nghệ thuật khác luôn có một ngôn ngữ đặc trưng của riêng mình, có thể hiểu đó là những phương tiện biểu đạt cốt yếu như: đường nét, mảng, hình khối, màu sắc… để xây dựng các hình tượng và biểu đạt cảm xúc cho tác phẩm đồ họa.

    A. MÀU SẮC
    Xét về mặt lý thuyết, màu sắc là một thuộc tính của vật thể khiến cho cảm nhận thị giác khác nhau tương ứng với thành phần quang phổ của ánh sáng được phản chiếu hoặc được phát ra từ vật thể đó.

    Xét trên khía cạnh thiết kế đồ hoạ, màu sắc có khả năng thu hút thị giác rất lớn. Có thể coi nghệ thuật sử dụng màu sắc trong thiết kế là nghệ thuật thị giác. Màu sắc có khả năng tác động về mặt tâm sinh lý đối với con người theo hình thức liên tưởng. Chẳng hạn màu thanh thiên gợi hình ảnh bầu trời, màu cam và đỏ gợi hình ảnh mặt trời, sự ấm áp… Đối với hội họa màu lạnh dùng để vẽ những sự vật ở xa, ngược lại màu nóng để thể hiện các sự vật ở gần đối với người xem.
    Mang bản chất ánh sáng, màu sắc bao hàm yếu tố sóng có thể tác động đến tinh thần con người, gây cho con người những cảm xúc khác nhau. Sự tác động này được hình thành là do thói quen sinh hoạt thị giác tạo thành, do kinh nghiệm của con người có được trong cuộc sống và tồn tại một cách vô thức.
    Sự hài hoà về màu sắc mang đến ý nghĩa tích cực trong cảm xúc của con người. Những màu có sắc thái gần nhau hoặc là tương sinh, tương hỗ đều là những hoà sắc êm dịu. Bên cạnh đó, màu tương phản nếu sử dụng khéo léo cũng có thể mang đến cảm giác hài hoà về mặt thị giác. Khi nói tới sự hài hoà về màu sắc cũng cần đề cập tới tính viễn cận, độ nặng nhẹ và khả năng diễn tả ánh sáng, chiều sâu, không gian của màu sắc.


    Phối màu nhã nhặn Phối màu năng động

    Trong quá trình sáng tạo người hoạ sĩ có thể lựa chọn màu tương phản hoặc tương hỗ tuỳ theo tính chất và nội dung sản phẩm. Việc sử dụng màu sắc cũng cần tuân theo sự thống nhất giữa hình thức và nội dung, phản ảnh chân thực bản chất của sự vật và đáp ứng được yêu cầu thực tiễn.
    Hãy để cho mẫu thiết kế dẫn dắt việc lựa chọn màu sắc, một số màu này có thể phù hợp hơn những màu khác tuỳ theo tính chất và nội dung cảu sản phẩm thiết kế, tuỳ theo văn hoá, truyền thống của từng vùng miền và ở những đất nước khác nhau. Chăng hạn, trong văn hoá của người Mỹ màu hồng là màu của sự phù phiếm, hời hợt nên rất ít khi được sử dụng trong các thiết kế đồ hoạ mang tính chất sang trọng. Trong khi đó người Nhật thường sử dụng màu hồng nhạt và xanh nhạt trong các thiết kế của mình nhằm tạo nên sự êm dịu về hoà sắc
    Lựa chọn màu sắc cần phải xem xét đến mối tương quan của nó trong không gian. Những gam màu tối sẽ làm giảm độ lớn của hình và thu gần khoảng cách giữa mắt và hình, màu sáng ngược lại làm tăng độ lớn và lùi xa khoảng cách. Các màu ở gần nhau sẽ có ảnh hưởng trực tiếp đến nhau.

    B. BIỂU HIỆN CỦA ĐƯỜNG NÉT.
    Điểm và đường nét là những yếu tố cơ bản của nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật đồ hoạ nói riêng, chúng là sự cô đọng cao nhất trong biểu hiện tạo hình. Từ khi con người biết chuyển những ý tưởng thẩm mỹ thành các biểu hiện thẩm mỹ thị giác cụ thể, thì điểm và đường nét là hai phương tiện đầu tiên được dùng để truyền tải các ý tưởng thẩm mỹ đó. Điểm và đường nét giúp hoạ sỹ sử dụng chúng như một công cụ đắc lực trong sáng tác.
    Nghiên cứu tính chất của nét cho thấy những trạng thái của nét như đậm, nhạt, nhịp nhàng uyển chuyển hoặc gãy khúc, dày , mỏng, nét đều hay thay đổi có những giá trị biểu cảm khác nhau. Chẳng hạn như nét đứt thể hiện sự rời rạc, đường tròn là sự cân bằng về mặt thị giác… Cho nên có thể nói: " Đường nét là sự biểu hiện thống nhất giữa cảm tính thị giác và lý tính phân tích". Ở mỗi hình thức biểu hiện: đường nét ngang, đường nét đứng, đường nét cong xiên… đường nét đều hàm chứa một lượng thông tin, cảm xúc nhất định.

    Đường nét trong tranh Mondrian
    Từ những nét trên mặt trống đồng Đông Sơn hay những nét hoạ trong hang động đến những ý tưởng hoà bình của Picatxo đều được dồn nén vào các nét mang ý nghĩa.
    Điểm đã từng là một phong cách trong hội hoạ. Các trích đoạn màu nguyên của Van gốc đã tạo nên cái run rẩy, không ổn định thể hiện trên mặt tranh, một tâm trạng bất an, chán nản, đó là hiệu quả của những mảng màu nguyên đặt cạnh nhau tạo nên màu thứ ba do "hiệu quả tương phản đồng thời" (theo quan niệm của design thị giác).
    Trong hội họa, giá trị biểu đạt của nét đã được người hoạ sỹ khai thác để thể hiện ý tưởng chủ quan của mình. Có thể kể đến Mac_Enxt, Miro với các nét ngây dại, trẻn thơ và hoang tưởng trong hội hoạ siêu thực, Picatxo, Legie với các nét xộc xệch có chủ ý trong hội hoạ hiện đại, các nét đứt đoạn và liền mạch trong hội hoạ của Mondrian.
    Nét là sự chuyển động của điểm trên mặt phẳng vừa có khả năng biểu đạt ranh giới vừa có khả năng thể hiện hướng. Nét có tính trừu tượng và cô đọng hoá cao do đó được sử dụng như là một công cụ trong ngôn ngữ tạo hình của nghệ thuật đồ hoạ. Nói một cách khác nét được coi là một tín hiệu biểu cảm của ngôn ngữ đồ hoạ.
    Căn cứ vào hiệu quả biểu hiện khác nhau, mỹ thuật Phương tây phân chia cách vẽ nét ra làm nhiều loại: kiểu nét rung động, kiểu nét cá tính, kiểu nét lý trí, kiểu nét mạnh mẽ, kiểu nét tự nhiên…
    Kiểu đường nét rung động: người sử dụng đầu tiên là danh họa bậc thầy thuộc trường phái ấn tượng Butreska.
    Đường nét cá tính: các thể loại mà đường nét này biểu hiện là sự thoáng hoạt, mạnh mẽ, mềm mại…
    Đường nét lý trí: biểu hiện điển hình ở tranh Trung Quốc và Nhật Bản, ở đây có sự tương thông giữa dụng bút và thủ pháp, có sự biến đổi của đường nét.
    Kiểu vẽ nét tự nhiên có đặc điểm là cho hiệu quả nét chất phác, giản dị, kết hợp với cách tạo hình diễn ý không theo luật thấu thị.
    Đường nét có khả năng mô tả nhờ vào sự tổ hợp của nhiều nét khác nhau, qua đó thể hiện sự vận động của sự vật. Giữa các nét cạnh nhau có sự tương tác qua lại. Chẳng hạn các nét nhỏ dần hoặc lớn dần, nét dầy hoặc nét mảnh đặt cạnh nhau biểu hiện xa gần, sáng tối và độ chuyển đậm nhạt. Bằng cách đó có thể dùng nét để diễn tả khối trong mặt phẳng.

    C. BIỂU HIỆN CỦA MẢNG VÀ HÌNH KHỐI
    Trong bố cục của tác phẩm yếu tố mảng đóng vai trò quan trọng cùng với nét và màu tạo thành hình ảnh. Ở phong cách hội hoạ các yếu tố tạo hình thường gắn với nhau tạo thành một khối thống nhất, cảm giác về không gian, màu sắc và ánh sáng hiện lên đồng thời cùng lúc. Còn tạo hình được xây dựng theo phong cách đồ hoạ thì có nhiều điểm khác.
    Người ta có thể sử dụng riêng rẽ 3 yếu tố: điểm, nét, mảng để làm chất liệu xây dựng hình ảnh, cũng có thể sử dụng kết hợp 3 yếu tố đó nhưng sự hiện diện của mỗi thành tố trong kết cấu tạo hình vẫn tạo ra hiệu quả rõ rệt, có giá trị độc lập.
    Tìm hiểu về hình khối, có thể tạm so sánh hình khối là đối tượng và "phương tiện chuyên chở" của màu sắc để đi đến mục đích cuối cùng là cho ra đời sản phẩm thiết kế. Hình khối bao hàm trong đó hai phần khác nhau là Hình và Khối.
    Hình là một diện tích được giới hạn bởi nhiều đường nét trên một mặt phẳng nhất định. Khối là sự tổng hợp của các thành phần điểm, mặt phẳng và đường nét có thể tích trong hkông gian 3 chiều (rộng, dài, sâu).
    Hình không thể tồn tại độc lập mà khi xét đến hình phải xét đến mối liên hệ, tương quan giữa hình và nền trong một tổng thể thống nhất. Sự kết hợp hài hoà giữa hình và nền tạo nên hiệu quả thẩm mỹ trong thiết kế đồ họa. Nhiều hình giống nhau được xếp cạnh nhau tạo ra ảo giác vê khối
    Cấu tạo, sắp xếp của hình khối tự thân hay trong một tổ hợp khối đem lại một số trạng thái cảm giác như rời rạc, chặt chẽ, uyển chuyển, gãy khúc… Hiểu được tính chất, trạng thái và khả năng diễn tả của hình khối giúp cho người thiết kế dễ dàng sắp xếp bố cục hình khối với nhau một cách có hiệu quả nhất.

    D. TỈ LỆ
    Tỷ lệ là yếu tố cuối cùng giúp cho người thiết kế hoàn thiện sản phẩm. Có thể hiểu tỷ lệ là quan hệ giữa các cặp phạm trù màu nóng – màu lạnh, đường cong – đường thẳng, động – tĩnh, cứng - mềm, to – nhỏ…
    Trong thiết kế đồ hoạ tỷ lệ còn là kích thước của các sản phẩm thiết kế.
    Tỷ lệ phụ thuộc vào thói quen sử dụng, vào khả năng thị giác, phụ thuộc vào sự cân đối, sắp xếp các thành phần của bố cục một cách hài hoà, hợp lý. Tỷ lệ được coi là nguyên tắc cấu tạo hình dạng bên ngoài và bên trong của bất kỳ một sản phẩm lớn hay nhỏ, là kết cấu để làm nên vật thể và là quan hệ của bản thân vật thể với môi trường xung quanh.


    E. CHỮ
    Chữ viết trong nghệ thuật đồ họa ngoài mục đích truyền tải thông tin còn là một yếu tố trang trí, dáng chữ bản thân nó bao gồm các nét kỷ hà ghép lại do đó chữ viết có liên quan chặt chẽ đến nghệ thuật đồ họa. Kiểu chữ có nguồn gốc từ tư duy nghệ thuật nên bản thân nó là hình nét cô đọng của tư tưởng nghệ thuật trong từng thời đại. Chẳng hạn khi trường phái lập thể ra đời, kiểu chữ trong thời kỳ này được thiết kế với nhiều góc nhìn khác nhau (từ trên xuống, từ dưới lên..), cùng với những nét chu vi, nét bóng, nét trang trí. Trong thiết kế mẫu chữ thường được sử dụng theo những dạng cơ bản:
    Kiểu chữ viết tay (calligraphy) là một dạng chữ viết mỹ thuật trong đó các chữ được hình thành từ một hay nhiều nét bút và còn lưu lại vệt bút.
    Chữ viết thông thường (lettering) là chữ được thiết kế theo những yêu cầu nhất định và được thể hiện bằng lối vẽ cổ truyền hoặc bởi phương tiện kỹ thuật số.
    Chữ in (typography) là những dạng chữ được tạo bởi máy móc, thường là máy vi tính.
    Trong quá trình thiết kế ngoài ba dạng chữ cơ bản như trên thì còn nhiều kiểu chữ được biến thể từ dạng chữ cơ bản. Những tính chất đặc trưng của chữ thể hiện ở chân chữ, độ nhanh hay chậm của nét và sự thay đổi giữa nét thanh hay đậm trong cùng một nét chữ, nét dầy hoặc mỏng của chữ so với chiều cao của nó.
    Tương quan giữa các chữ với nhau và giữa chữ với hình nền tạo thành bố cục. Đối với chữ cần chú ý đến các yếu tố thị giác liên quan như: độ đậm nhạt, dầy mỏng, kích cỡ, vị trí và cách sắp xếp ( độ thưa, mau giữa các chữ hoặc giữa các từ, các dòng..)

    F. TƯƠNG PHẢN
    Từ thời cổ Hy Lạp đã có quan niệm mỹ học "đối lập tạo nên hài hoà". Trong nghệ thuật tạo hình nói chung và nghệ thuật đồ hoạ nói riêng, tương phản là một thủ pháp quan trọng cấu thành cái đẹp hình thức. Sự tương phản mà đồ hoạ biểu hiện, tức là sự thống nhất mâu thuẫn hoặc đối lập trên mặt tranh. Sự tương phản mà nghệ thuật thị giác, đặc biệt là tranh đen trắng, ứng dụng chủ yếu là cảm giác về mặt hình thức, cụ thể là:
    - Tương phản ánh sáng: bao gồm sáng – tối, đen - trắng, màu sắc( nóng – lạnh).
    - Tương phản trạng thái: bao gồm động – tĩnh, hư – thực.
    - Tương phản thể dạng: diện tích (to – nhỏ), chất liệu (nhẵn – sần sùi)
    - Tương phản kiểu dạng: bao gồm phồn giản (đơn giản – phức tạp), cũ – mới…
    Hoạ sỹ đồ họa phải nắm vững tương phản để tuỳ theo ngữ cảnh mà sử dụng.
    Ngoài những yếu tố trên, có thể thấy khác với nghệ thuật hội hoạ và nhiếp ảnh, sức mạnh của đồ hoạ là sự tương phản và chắt lọc của hình ảnh, sự vật mà vẫn giữ được giá trị về thông tin cũng như vẻ đẹp cấu trúc nguyên thuỷ của đối tượng thẩm mỹ. Cụ thể là trong tranh nghệ thuật tạo hình nói chung và tranh đồ hoạ nói riêng luôn luôn phải sử dụng đến yếu tố giản lược, tức là tước bỏ những sự rườm rà của hình ảnh, chỉ để lại những yếu tố cơ bản nhất, cô đọng nhất mà vẫn biểu hiện được tinh thần và hình ảnh của đối tượng.


      Hôm nay: Sun Apr 28, 2024 3:37 pm